Saturday, May 23, 2009

Xây dựng chiến lược cho công ty VietNam Air Caterers



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
Sinh Viên: LÊ NHƯ Ý
LÊ TRÚC LINH
LÊ ANH VŨ
NGUYỄN THỊ THU HẰNG

MỤC LỤC
I. Giới thiệu công ty VietNam Air Caterers: 2
1. Sơ lược về công ty:. 2
2. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của công ty:. 2
II. Phân tích những tác động của môi trường: 3
A. Những tác động của môi trường vĩ mô:. 3
1. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế:. 4
2. Ảnh hưởng của các yếu tố chính tri pháp luật:. 5
3. Ảnh hưởng của các yếu tố Văn hóa - xã hội:. 6
4. Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ. 6
5. Các ảnh hưởng của điểu kiện tự nhiên địa lý. 7
B. Các ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp. 8
1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh. 8
2. Áp lực của nhà cung cấp. 8
3. Áp lực của khách hàng. 9
4. Áp lực của sản phẩm thay thế. 10
5. Khả năng thâm nhập thị trường của đối thủ tiềm năng. 10
C. Phân tích môi trường nội bộ của công ty :. 11
1. Các hoạt động đầu vào. 11
2. Các hoạt động vận hành. 12
3. Các hoạt động hỗ trợ. 14
v PHÂN TÍCH SWOT.. 17
III. Hình thành chiến lược cho công ty VietNam Air Caterers: 18
I. Giới thiệu công ty VietNam Air Caterers:
1. Sơ lược về công ty:
Từ năm 1990, cùng với chính sách đổi mới của đất nước, Việt Nam mở rộng cửa đón bạn bè từ khắp năm châu đến hợp tác đầu tư, mua bán hàng hóa, hoạt động thương mại, du lịch… ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã phát triển không ngừng, sân bay Tân Sơn Nhất trở thành nơi thu hút khách với số lượng lớn. Để đáp ứng nhu cầu suất ăn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, ngày 01/11/1993 công ty Vietnam Air Caterers (VAC) chính thức thành lập trên cơ sở liên doanh giữa VietNam Airlines và Cathay Pacific Catering Service. Ltd. HongKong (CPCS). Thời hạn liên doanh là 20 năm và bắt đầu kể từ ngày 12/07/1993 theo giấy phép đầu tư số 632/GP của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư).
Dự án đầu tư gồm 2 giai đoạn:
ü Giai đoạn 1: Với số vốn ban đầu 1.446.000 USD, ngày 02/09/1993 công ty đã hoàn thành việc nâng cấp công ty chế biến suất ăn thành một bếp hàng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế và tăng công suất lên 5.000 suất ăn mỗi ngày.
ü Giai đoạn 2: Ngày 16/06/1995 công ty đã chính thức được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư tăng thời hạn liên doanh lên 20 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư. Năm 1995, cơ sở sản xuất mới được thành lập với:
- Tổng số vốn đầu tư: 12.400.000 USD
- Vốn cố định: 11.895.000 USD
- Vốn lưu động: 505.000 USD
- Công suất thiết kế: 20.000 suất ăn/ngày.

2. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của công ty:
a. Sứ mạng của công ty:
Nguyên tắc đo lường sự thành công của chúng ta được diễn đạt qua mục tiêu quan trọng nhất của công ty là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện điều này chúng ta phải duy trì sự tập trung dựa trên sự cải tiến liên tục về chất lượng vệ sinh thực phẩm và cung cách phục vụ khách hàng.
Luôn phát triển và đưa ra cách nấu các món ăn châu Á, các món ăn truyền thống của Việt Nam và các món phương Tây sao cho ngon nhất để phù hợp với sứ mạng của công ty là trở thành công ty cung cấp suất ăn hàng không hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược cung cấp cho hãng hàng không là khách hàng của công ty một sản phẩm giá trị mà sẽ dẫn đến việc thỏa mãn tối đa khách hàng của hãng hàng không với những món ăn tạo nên nhu cầu về sự ưa thích tiêu thụ thực phẩm với chất lượng và vệ sinh cao cùng với độ tin cậy về thực phẩm cao.
Những nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng sẽ liên quan vào trong mối liên kết này như phòng cung ứng và bộ phận sản xuất trong hoạt động của công ty nhằm tạo sự hỗ trợ cho nhau.
b. Sản phẩm:
Công ty cung cấp các món ăn:
Ø Các món ăn truyền thống Trung Quốc, các món ăn đạo Hồi, đạo Hinđu và các món ăn phương Tây và của các nước khác trên thế giới.
Ø Các món ăn truyền thống của Việt Nam:
· Các món ăn nóng: hải sản cà-ri, thịt bò xào thơm, miến cua, phở bò, cháo gà, hủ tiếu Mỹ Tho, cá kho tộ, cá kho cà, xôi đậu phộng, cơm…
· Bánh các loại: bánh chuối, bánh da lợn, bánh phu thê, bánh khoai môn, bánh phú sĩ…
· Các món ăn nguội: gỏi cuốn, bánh bèo, tôm chấy, các loại rau, thịt nguội, xalad…
· Các loại trái cây đã được cắt gọt: dưa hấu, chuối, nho, thơm, bưởi, táo…

c. Khách hàng:
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là cung cấp suất ăn cho tất cả các hãng hàng không có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra công ty còn cung cấp cho thị trường nội địa phần lớn là các khách sạn, các khu vui chơi giải trí (ví dụ: Khách sạn Omni, Garden Plaza,…), chủ yếu là các loại bánh.
d. Nguyên liệu sản xuất:
Nguồn nguyên liệu chủ yếu mà công ty dùng cho sản xuất là nguồn nguyên liệu trong nước chiếm 82% tổng sản lượng tiêu thụ và 18% tổng sản lượng tiêu thụ được nhập từ nước ngoài (Singapore, Thailand, Australia).
II. Phân tích những tác động của môi trường:
A. Những tác động của môi trường vĩ mô:
Vietnam Air Caterers là công ty hoạt động dưới sự bảo trợ của công ty mẹ là hãng hàng không (VietNam Airlines) cho nên trong quá trình phân tích môi trường bên ngoài tác động đến VietNam Air Caterers thì những yếu tố nào tác động đến VietNam Airlines tạo nên những khó khăn và thuận lợi cho VietNam Airlines cũng đều mang đến những đe dọa và cơ hội cho công ty.
1. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế:

Ø Tốc độ tăng trưởng:
Trong những năm gần đây khi mà Nhà nước Việt Nam thi hành chính sách mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ đạt mức tăng trưởng GDP bình quân 8,5% một năm, một số chỉ số cao so với thế giới nói chung và là vùng kinh tế năng động của Đông Nam Á nói riêng. Riêng kinh tế của Tp.HCM 6 tháng đầu năm 2008 phát triển khả quan với mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt 12,5% sản lượng công nghiệp tăng 15% duy trì ở mức tăng trưởng cao trong 5 năm trở lại đây.
(Nguồn: báo Tuổi Trẻ phát hành 29/01/2009)
Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ 6 khóa 15 ngày 21/03/2008 thông qua chỉ tiêu chủ yếu về mặt kinh tế Việt Nam tới năm 2012 tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,5%, lạm phát ổn định ở mức dưới 9%.
(Nguồn: báo Sài Gòn Tiếp Thị 06/12/2008)
Với sự phát triển kinh tế như hiện nay cũng đồng nghĩa với sự phát triển trong lĩnh vực hàng không. Theo nhận định IATA (Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế) về sự tăng trưởng hàng không ở Châu Á thì Việt Nam và Trung Quốc sẽ là những nước có tầm quan trọng trong 15 năm tới, và sẽ phát triển trở thành nơi giao lưu hàng không ở châu Á - Thái Bình Dương trong lĩnh vực tăng trưởng vận chuyển hàng không quốc tế trong thời gian 2005 tới 2015 với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 17,3% và Trung Quốc xếp thứ hai với mức tăng trung bình với 12,6%. Trước tình hình đó, sân bay Tân Sơn Nhất đã chủ động phối hợp với Viện Nghiên Cứu Quy Hoạch Xây Dựng Và Kiến Trúc Đô Thị Thành Phố Hồ Chí Minh lập “Đề án quy hoạch phát triển sân bay đến năm 2010 và sau 2020”. Ngày 27/02/2005 thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 118/TTG phê duyệt quy hoạch tổng thể cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Giai đoạn 2005-2015 là đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống nhà ga mới. Hoàn tất giai đoạn này Ga hành khách đạt công suất tối đa là đón tiếp 30 triệu khách một năm.
(Nguồn: tạp chí Giao Thông Vận Tải tháng 11/ 2008)
Quả thật, đây là một sự tăng trưởng đáng mừng cho hãng hàng không Việt Nam, và theo đó mang đến cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận cho VietNam Air Caterers.
Ø Chính sách thuế:
VietNam Air Caterers, một công ty liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp được hưởng chính sách thuế dành riêng cho những công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo luật thuế hiện hành như sau: miễn thuế lợi tức trong vòng 4 năm đầu, mức thuế giảm 50% trong 4 năm kế tiếp và mức thuế lợi tức mà mà doanh nghiệp phải chịu là 13% cho những năm sau đó.
Điều này tạo lợi thế cho doanh nghiệp cạnh tranh về giá.

2. Ảnh hưởng của các yếu tố chính tri pháp luật:
Những nỗ lực cải cách của Chính phủ Việt Nam, cùng với một nền chính trị ổn định và việc thực hiện luật đầu tư mới của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. (FDI) đã làm cho tình hình đầu tư ở Việt Nam có những tiến triển đáng kinh ngạc. Thêm vào đó dấu hiệu thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tháng 11/2005, gần đây là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở Việt Nam cho thấy một triển vọng tích cực hơn đối với tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam buôn bán hàng hóa ra thị trường thế giới. Điều này dự báo rằng trong những năm tới số lượng lớn khách hàng, và một số hãng hàng không dự kiến như ALL Nippon Airway, American Airlines có thể đến sân bay Tân Sơn Nhất. Đây cũng chính là những khách hàng tiềm năng của công ty.
Những nỗ lực phát triển của ngành du lịch Việt Nam nhằm giới thiệu du lịch của Việt Nam ra thế giới. “Visit Vietnam in the new Millennium” đã thu hút một lượng lớn khách hàng vào Việt Nam. Tuy nhiên chi phí cho thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam đã gây ra một số khó khăn đối với ngành du lịch Việt Nam. Sự cho phép của Chính phủ trong việc kết hợp thủ tục nhập cảnh giữa Việt Nam - Philippines - Thái Lan gần đây đã giúp nhiều hơn cho chương trình giới thiệu tiềm năng du lịch của Việt Nam ra thế giới, vì sự kiện trên sẽ nâng số lượng khách tham quan đến Việt Nam qua đường hàng không.
Được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Đài Loan…, VietNam Airlines mở thêm đường bay trực tiếp tới Seoul, Osaka, MeLboune, Kula Lumpur, Bangkok. Điều này cho thấy trong những năm tới số chuyến bay của VietNam Airlines sẽ tăng mạnh.


3. Ảnh hưởng của các yếu tố Văn hóa - xã hội:
Tình hình kinh tế Đông Nam Á năm 2008:

Dân số ( Triệu)
GDP/người (USD)
Malaysia
27
8.495
Thailand
62
8.401
Singapore
4,3
26.892
VietNam
86,7
1.024

Qua thông tin trên ta thấy Việt Nam ta có một nguồn lao động khá dồi dào và thu nhập của người dân Việt Nam còn khá thấp so với Singapore và Thailand do đó một điều tất yếu là lực lượng lao động của Việt Nam có giá thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước để cạnh tranh về giá so với các sản phẩm nước ngoài.
Trong những năm qua, với chính sách của Chính phủ Việt Nam “Giáo dục được đặt lên hàng đầu” tác động khá lớn vào trình độ dân trí, hiện nay người dân Việt Nam đã tiếp cận được với nền văn minh của thế giới và trong tương lai chúng ta sẽ có bước tiến xa hơn nữa trong khoa học kỹ thuật. Trình độ dân cư dân trí cao kết hợp với đời sống ngày càng được cải thiện đã khiến cho người dân ý thức được những hậu quả do ăn uống kém vệ sinh gây ra. Vì thế trong ẩm thực ngoài sự cảm nhận vị ngon từ thức ăn thì tính vệ sinh là vấn đề quan tâm nhất hiện nay.
Tuy nhiên việc cung cấp suất thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh từ các nhà hàng, khách sạn hay các công ty cung cấp thức ăn công nghiệp vẫn chưa đáp ứng tốt. Do đó với khả năng hiện nay của VietNam Air Caterers việc cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh tốt thì không khó (hiện nay VAC đã được cấp nhận ISO 9001 và SQF 2000)
Quả thật đây là một thị trường nội địa khá hấp dẫn đang ở giai đoạn tăng trưởng và cơ hội tốt cho VAC nếu công ty bước vào thị trường này.
4. Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mọi ngành sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp thấy được rằng không có doanh nghiệp nào sản xuất mà không phụ thuộc yếu tố công nghệ “Công nghệ sản phẩm càng tiên tiến thì cho phép tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và tạo ra nhu cầu mới cho người tiêu dùng”.
VAC là công ty liên doanh giữa hãng hàng không Việt Nam và Cathay Pacific Catering Service (CPCS) của Hồng Kông, một trong những công ty cung cấp thức ăn hàng đầu trên thế giới.
Cho đến thời điềm hiện nay công ty đã đi vào hoạt động được 10 năm. Trong quá trình thành lập công ty, công ty đã đang bị cho mình những trang thiết bị hiện đại dưới sự giám sát và cố vấn của CPCS. Do đó có thể nói trình độ công nghệ hiện nay của công ty mang đẳng cấp quốc tế và đứng đầu trong nước, cho nên công ty không chịu áp lực nào về phát triển và đổi mới công nghệ.
5. Các ảnh hưởng của điểu kiện tự nhiên địa lý.
Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam chiếm 7 triệu ha. Đặc biệt do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nguồn nước tạm đủ để dẫn nước quanh năm, nên một ha ruộng có khả năng cho 3 vụ lúa/năm với năng suất theo lý thuyết là trên 3 triệu tấn/ha/năm. Ngoài ra còn có 14 triệu đất núc và đồi trọc có khả năng biến thành rừng và cây ăn trái. Vùng biển đông rộng lớn cho phép đánh bắt 1 triệu tấn cá/ năm.
Qua những nội dung trên ta có thể thấy Việt Nam có nguồn tài nguyên nông sản khá dồi dào và chủng loại phong phú. Điều này đã tạo ra các lợi thế cho công ty trong việc cung cấp đa dạng các món ăn cho khách hàng. Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình thiên tai đã làm cho nguồn cung ứng của công ty không được liên tục, điều này tạo nên một vài khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty.
Đánh giá các tác động của môi trường vĩ mô:
Ø Thuận lợi:
· VietNam Airlines (VNA) đang tiến hành thực hiện dự án phát triển và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất giai đoạn 2005-2015. Để đón 30 triệu hành khách trong năm.
· VNA mở thêm đường bay trực tiếp tới Seoul, Osaka,…
· Giá nguyên vật liệu thấp và chi phí lao động trong nước rẻ.
· Chính sách thuế ưu đãi của Nhà nước đối với Vietnam Air Caterers.
· Nỗ lực phát triển ngành du lịch của Việt Nam “Visit Vietnam in the New Millennium”.
· Sự đa dạng hóa về chủng loại hàng nông sản và nguồn thủy hải sản dồi dào.
· Thị trường cung cấp thực phẩm trong nước chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của người dân trong nước.


Ø Khó khăn:
· Chi phí cho thủ tục nhập cảnh khá cao.
· Tình hình thiên tai gây khó khăn cho nguồn nguyên vật liệu trong nước.

B. Các ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp

1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh
VAC là công ty độc quyền cung cấp suất ăn hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất, theo phân tích của các nhà quản lý thì công ty gặp phải sự cạnh tranh của các đối thủ sau.
- Những Catering từ các quốc gia láng giềng như Thailand, Malaysia và Singapore.
- Những chuyến du lịch đến Việt Nam bằng đường thủy.
Tuy nhiên số lượng chuyến tàu đến Việt Nam qua cảng Sài Gòn mỗi năm không lớn và không ảnh hưởng nhiều đến số lượng khách hàng tới sân bay Tân Sơn Nhất. Do đó, đây không phải là sự đe dọa chính mà chúng ta cần chú ý các hành khách đến Việt Nam qua đường hàng không.
Các Catering của Thailand, Singapore, Malaysia là những Catering hàng không được hậu thuẫn bởi các hãng hàng không như Thai Airways, Lufthansa,… đã chiếm 15% thị trường tại sân bay Tân Sơn Nhất, thị phần này công ty không dễ dàng thâm nhập được. Do đó mối quan tâm hiện nay của công ty không phải là thâm nhập vào thị trường này mà là những áp lực do họ tạo nên ở phần thị trường mà công ty đang cung cấp và một vài khách hàng tiềm năng sẽ đến sân bay Tân Sơn Nhất trong vài năm tới như American Airlines, ALL Nippon Airways. Là những hãng hàng không lớn trên thế giới, vì nếu công ty không đáp ứng tốt các yêu cầu do các hãng hàng không đưa ra họ có thể lấy suất ăn của các Catering trên vì các Catering này chỉ cách sân bay Tân Sơn Nhất có 1 giờ 30 phút đường bay.
Vậy áp lực mà các Catering ở Thailand, Singapore, Malaysia đặt lên VAC như thế nào? Trước khi đi vào tìm hiều ta hãy tìm hiều xem nhu cầu mà các hãng hàng không cần là gì? Vì các hãng hàng không là nhân tố chính tạo nên sự cạnh tranh giữa các công ty cung cấp suất ăn.
2. Áp lực của nhà cung cấp
Quá trình phục hồi ở Việt Nam có nhiều hướng thuận lợi. Có nhiều công ty chế biến thực phẩm cải tiến kỹ thuật chế biến nguyên vật liệu cũng như những công ty mới được thành lập cho thấy rằng công ty Vietnam Air Caterers có được nguồn nguyên vật liệu trong nước có chất lượng và vệ sinh cao với chi phí thấp hơn nhiều so với nhập khẩu. Hiện tại, nguyên vật liệu đầu vào của quá trình hoạt động có 82% là nguổn nguyên vật liệu trong nước và 18% xuất khẩu.
Trong vấn đề cung cấp nguyên vật liệu công ty luôn đưa ra chính sách là có 2 nhà cung ứng trong số các nhà cung ứng mà công ty đang có, có khả năng đáp ứng tốt những yêu cầu của công ty đưa ra. Các nhà cung ứng chào giá mỗi tháng và cuối mỗi năm công ty tổ chức đấu thầu ký hợp đồng lại với các nhà cung ứng. Do khả năng thanh toán tốt của công ty cho các nhà cung ứng và uy tính của hãng hàng không Việt Nam nên có rất nhiều công ty muốn làm nhà cung ứng cho VAC, vì thế trong vấn đề nguyên vật liệu công ty không gặp bất kỳ khó khăn nào từ nhà cung ứng.
Danh sách một số cơ sở cung cấp nguyên vật liệu cho VAC:
Tên cơ sở
Lĩnh vực hàng hóa
Kim Hải
Coheodo
Vissan
Sacco
Safoco
Agifish
Golder Garden
Gino
VietNam - Malaysia
Thịt bò
Thịt bò
Thịt bò
Các loại thực phẩm tươi sống
Các loại thực phẩm tươi sống
Thủy hải sản
Các loại rau sạch
Các loại rau sạch
Bột

3. Áp lực của khách hàng
VAC chia 13 khách hàng là các hãng hàng không thành 4 phân khúc khác nhau và phân khúc còn lại gồm những chuyến bay thuê bao, dịch vụ cuối cùng và hoạt động kinh doanh không trọng tâm.
Những phân khúc này phân chia theo vùng địa lý và theo dân tộc. Doanh thu từ phân khúc quan trọng nhất là từ các hãng hàng không Việt Nam chiếm 60,33%, những hãng hàng không phía Đông Trung Quốc chiếm 26,6%, Bắc Á 9,15%, từ các hãng hàng không phương Tây chiếm 2,23% và những hoạt động kinh doanh không trọng tâm chiếm 2,23%.
Mỗi phân khúc khách hàng có những yêu cầu riêng biệt và những nhu cầu về nguyên vật liệu và hương vị nhưng tất cả khách hàng đều chọn lựa sản phẩm với những tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh và mức độ an toàn thực phẩm cao nhất.
Với yêu cầu như vậy, hiện nay cùng với hệ thống chất lượng ISO 9001 và SQF 2000 công ty có khả năng đáp ứng rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay các hãng hàng không có đầy đủ tư liệu về giá nên họ luôn gây sức ép đối với việc cắt giảm giá của các suất ăn. Vì vậy vấn đề này được xem như là sự đe dọa mà công ty cần chú ý nhằm cải thiện hiệu quả trong hoạt động để không tạo ra phế phẩm và gia tăng chi phí hoạt động.
4. Áp lực của sản phẩm thay thế
Trong tương lai xu hướng thay thế dịch vụ cung cấp thức ăn nóng sẽ được thay thế bởi các món ăn nguội cho loại vé máy bay rẻ nhất nhằm để tăng lợi nhuận. Nhưng vấn đề này còn quá xa để quan tâm đến khi mà hiện nay vẫn chưa có nhà máy sản xuất thức ăn nguội tại châu Á và các món ăn này được sản xuất chủ yếu ở châu Âu.
5. Khả năng thâm nhập thị trường của đối thủ tiềm năng
Theo tìm hiểu về thị trường cung cấp suất ăn hàng không ở Thái Lan, Singapore, Malaysia, để có một Catering thứ hai hoạt động trong cùng thị trường với Catering thứ nhất khi số lượng hành khách tăng cao và công suất hiện tại của một Catering không đủ đáp ứng.
Theo tình hình hiện nay Vietnam Air Caterers chỉ hoạt động với 1/3 công suất thiết kế. Tuy nhiên thị trường hàng không là thị trường mang tính quốc tế do đó nếu chính phủ có một vài thay đổi trong chính sách thì khả năng thêm một Catering tại sân bay Tân Sơn Nhất có thể xảy ra. Đây chính là một mối đe dọa trực tiếp khá trọng yếu đối với công ty. Theo những thông tin từ ban lãnh đạo của công ty thì phải đến sau 2005 thì khả năng đó mới xảy ra.
Đánh giá các ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp đối với VAC
Ø Thuận lợi:
· Áp lực từ các Catering thuộc các quốc gia láng giềng là gián tiếp và rất thấp.
· Chất lượng sản phẩm của nhà cung ứng ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của công ty.
Ø Khó khăn:
· Khả năng có thêm một Catering hoạt động tại Tân Sơn Nhất.
· Áp lực từ khách hàng rất lớn, nhất là về vấn đề chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm và hiện nay là áp lực về giá do họ có khá đầy đủ thông tin về giá.

C. Phân tích môi trường nội bộ của công ty :
Phân tích môi trường nội bộ của một công ty nhằm xác định điểm mạnh và yếu của một công ty trong một thị trường so sánh với đối thủ cạnh tranh. Môi trường hoạt động hiện tại của công ty là môi trường độc quyền ở Việt Nam trong cung cấp suất ăn hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất, và được bảo trợ của VietNam Airlines (khách hàng trọng yếu của công ty tiêu thụ 60,33% sản lượng xuất ra hàng năm của VAC) giúp công ty có một sự ổn định trong thu nhập. Đây là một điểm mạnh của công ty, tuy nhiên chính điều này đã đưa đến sự yếu kém của công ty là đến thời điểm hiện nay công ty vẫn chưa có bộ phận marketing, mọi tìm hiểu về nhu cầu của hành khách đi máy bay (những hành khách tiêu thụ trực tiếp sản phẩm của công ty) đều do các hãng hàng không cung cấp, cho nên công ty không thể có được những thông tin chính xác để có những điều chỉnh tốt hơn, thêm vào đó tình hình cạnh tranh với các Catering này đang tiến hành và không có một tiêu chuẩn nào để xác định sức mạnh của mình trong ngành. Vì thế trong việc phân tích môi trường nội bộ công ty, đề tài này đi theo hướng tìm hiểu xem với những nguồn lực mà công ty đang có, việc đáp ứng nhu cầu của hãng hàng không khách hàng có những điểm mạnh và yếu kém những mặt nào.

1. Các hoạt động đầu vào
Nguồn nguyên liệu đầu vào:
Công ty đang sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước 82%, do đó công ty có những thuận lợi là nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ. Thêm vào đó công ty có được nguồn lao động có chi phí thấp → thì đây thực sự là điểm mạnh của công ty để đạt được một thỏa thuận với khách hàng trong vấn đề về giá.
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:
Hiện tại công ty đang ứng dụng Inflair vào quá trình sản xuất. Inflair là phần mềm quản lý chuyên dùng cho các công ty cung ứng suất ăn hàng không. Dựa trên nguồn dữ liệu thông tin cập nhật Inflair cho phép chúng ta đưa ra các báo cáo quản lý vào bất cứ thời điểm nào.Cụ thể Inflair cho phép dự báo nhu cầu cụ thể đặt hàng, quản lý kho, công thức nấu, thực đơn khách hàng, xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, tính tiền và xuất hóa đơn, đưa ra các báo cáo quản lý quan trọng khác.
Một trong những ứng dụng quan trọng của Inflair là chức năng “lập kế hoạch sản xuất” (KHSX) được xây dựng trên cơ sở dữ liệu như: công thức, thực đơn, tỷ lệ cấp suất ăn, cấu hình máy bay, dự báo số lượng khách hàng… Việc triển khai kế hoạch sản xuất giúp cho bộ phận sản xuất đáp ứng tốt các nhu cầu khách hàng, giảm thiểu tồn kho, có kế hoạch bố trí hoạt động hợp lý, hiệu quả nhất, sự phối hợp hoạt động giữa các tổ sản xuất nhịp nhàng và hiệu quả KHSX cung cấp tất cả các yêu cầu về nguyên vật liệu cần thiết, yêu cầu về khối lượng hàng hóa cần thiết đối với từng tổ sản xuất cho từng hàng cụ thể, từng hãng hàng không. KHSX có thể in ra một cách chi tiết tùy yêu cầu từng tổ.
Sau một thời gian triển khai và áp dụng các chức năng KHSX của Inflair, đến nay bộ phận sản xuất đã chủ động hơn và tự tin trong công việc. Họ có thể sắp xếp công việc ít nhất trước một ngày, bố trí lao động hợp lý với yêu cầu sản xuất, chủ động đặt hàng, kiểm soát và điều chỉnh lượng hàng tồn kho đảm bảo được các yêu cầu cao của an toàn thực phẩm (HACCP).
Qua đây ta có thể nhận định Inflair cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc dự đoán và lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật kiệu, nó trợ giúp hiệu quả cho việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá của sản phẩm và đáp ứng tốt nhu cầu về giá.
2. Các hoạt động vận hành
Hoạt động sản xuất
Qua dây chuyền sản xuất thực phẩm (hình 4.1) ta nhận thấy đây là một dây chuyền sản xuất hiện đại, qua mỗi công đoạn chế biến thực phẩm đều được cho qua các kho lạnh và kho xả đá, các kho này phải đảm bảo đạt được một nhiệt độ theo một khoảng thời gian rất chặt chẽ để giữ cho thực phẩm giữ được mùi vị và mức độ dinh dưỡng. Thêm vào đó thời gian từ lúc sơ chế cho đến khi thành phẩm phải dưới 72 tiếng.
Hoạt động về chất lượng
Vào năm 1997 công ty bắt đầu áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001 vào quy trình hoạt động công ty và công ty đã được chấp nhận ISO 9001 vào tháng 11/1998 do tổ chức SGS cấp (tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế). Và công ty đã vượt qua được kỳ kiểm tra chất lượng lần hai vào 25/11/1999, sự kiện này càng chứng tỏ cho khách hàng thấy rằng công ty có thể tạo cho họ một sự đảm bảo và ổn định về chất lượng của các suất ăn cung ứng, và công ty có thể kiểm soát tốt chi phí nguyên liệu.
Vào tháng 05/2000 công ty tiến hành thực hiện dự án HACCP hệ thống kiểm soát thực phẩm dựa trên cơ sở phòng ngừa những vấn đề có thể nguy hại (Hazard Analysis Critical Control Point). Khác với ISO, HACCP tập trung chủ yếu vào kiểm soát tính an toàn trong sản xuất thực phẩm. Nó cho phép nhận thức một cách rõ ràng các nguy cơ, rủi ro đã biết hay tiềm tàng tại tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó công ty đánh giá và xây dựng danh mục những điểm kiểm sóat trọng yếu cùng với những biện pháp phòng ngừa và hành động khắc phục cho từng điểm kiểm soát trọng yếu. Hiện nay công ty đã được cấp chứng chỉ SQF.2000-HACCP.
Đạt được chứng chỉ SQF.2000 này công ty đã được sự công nhận quốc tế và mang tính pháp lý, chứng minh cho khách hàng thấy khả năng sản xuất thực phẩm an toàn và chất lượng bằng một hệ thống tiêu chuẩn thế giới.
Qua sự kiện cho thấy hiện nay VAC có khả năng cạnh tranh với các Catering khu vực về chất lượng sản phẩm. Tại Việt Nam chưa có một công ty cung cấp suất ăn công nghiệp đạt được một hệ thống chất lượng như VAC, do đó đây là một lợi thế khá lớn cho công ty nếu đầu tư vào thị trường ăn uống trong nước.
Công suất hoạt động
Tình hình hoạt động sản xuất hiện nay là khoảng 6000 suất ăn trong một ngày, với công suất hoạt động 29% so với công suất thiết kế là 20000 suất ăn/ngày. Công suất này quá thấp nên mỗi năm công ty phải chịu một khoản định phí cao hàng năm. Đây là một điểm thiếu kém mà hiện nay công ty đang cố gắng khắc phục để giảm giá thành sản phẩm.
Phát triển sản phẩm
Công việc phát triển sản phẩm do trưởng bộ phận sản xuất và các nhân viên dưới quyền đảm nhiệm. Ngoài vấn đề đội ngũ này thực hiện tốt các yêu cầu của khách hàng đưa ra về thực đơn thì với số lượng 50 món ăn mới mỗi năm công ty có thể tạo ra sự linh động trong việc thay đổi món ăn ở khách hàng giúp cho khách hàng không nhàm chán trong tiêu thụ thực phẩm của công ty và sự hài lòng.
Tuy nhiên theo những nhận định từ ban lãnh đạo của công ty đội ngũ nhân viên của bộ phận sản xuất của công ty vẫn còn thiếu kém những kỹ năng và kiến thức về cách thức nấu những món ăn cấp quốc tế, những món ăn Huế, những món ăn miền Bắc. Vấn đề này làm cho công ty không thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Phân phối
Đặc điểm phân phối sản phẩm của VAC là phân phối dịch vụ trực tuyến, do đó công ty không có kênh phân phối.
Vị trí đại lý của công ty là nằm cạnh sân bay Tân Sơn Nhất nên rất thuận lợi cho công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng kịp thời mà không gặp bất cứ một sự trở ngại nào.
3. Các hoạt động hỗ trợ
Hoạt động làm hài lòng khách hàng
Với mục tiêu phục vụ tốt nhất VAC đã hình thành những hoạt giải quyết các khiếu nại của khách hàng về các vấn đề thực phẩm nhằm để nâng cao lòng tin của khách hàng. Các hoạt động này là một loạt các quy trình hoạt động liên kết với nhau như nhận thông tin khiếu nại từ khách hàng, tìm hiểu nguyên do gây ra sự cố, các biện pháp khắc phục đến khách hàng và giải quyết đền bù thiệt hại cho khách hàng.
Số lượng khiếu nại 6 tháng đầu năm 2007 và 2008:
Tháng
Năm 2007
Năm 2008
1
11
8
2
7
3
3
5
5
4
12
8
5
4
4
6
8
4

Qua bảng trên ta thấy hoạt động làm hài lòng khách hàng có hiệu quả rất tốt, đây là một điểm mạnh của công ty giúp công ty giữ được khách hàng và ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống chất lượng của mình.
Quản Lý Tài Chính:
Vào năm 2003 công ty bắt đầu xây dựng khu nhà xưởng mới sự gia tăng về vốn lưu động cũng như tài sản cố định như sau :
- Tổng vốn đầu tư 14.200.000 USD
- Vốn cố định 11.895.000 USD
- Vốn lưu động 505.000 USD
Qua tình hình về doanh thu và lợi nhuận của công ty vào năm 2003 ta có một vài chỉ số:
- Chỉ số về năng lực lợi nhuận:
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / doanh thu
= 2.236.479 / 8.708.000 = 25.68%
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận / tổng tài sản
= 2.236.479 / 12.400.000 = 18.03%
Phân tích tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 25.68%, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn là 18.03% cho thấy công ty đang hoạt động trong một thị trường khá hấp dẫn và hiện nay nền kinh tế Châu Á đang hồi phục nên theo dự báo của ban lãnh đạo công ty thì tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty trong những năm tới là 10%, một tỷ số tăng trưởng khá cao cho thấy một tương lai rất tốt cho công ty.
VAC được sự bảo trợ của công ty mẹ là VietNam Airlines và Cathay Pacific Service Catering một công ty cung cấp suất ăn lớn trên thế giới, do đó công ty luôn có sự hỗ trợ về tài chính do đó VAC có nguồn lực tài chính rất mạnh. Đây là một thế mạnh của công ty để công ty có khả năng đầu tư vào một số dự án lớn.
Quản trị nhân sự:
Nguồn nhân sự là một tài sản vô cùng quan trọng cho bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào. Để mang đến sự thành công cho một doanh nghiệp thì một số nhân tố không thể thiếu là công ty cần có một đội ngũ nhân viên giỏi nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, nỗ lực luôn tiến tới, ham tìm hiểu để phát triển kỹ năng. Muốn thế công ty cần có một chính sách đào tạo, huấn luyện, một hệ thống thưởng phạt hợp lý – công bằng để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên và giúp họ nâng cao kỹ năng trong công việc họ đảm nhiệm.
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay của VAC là 749 người, hàng năm công ty luôn có những chương trình đào tạo huấn luyện để tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao tay nghề, kiến thức để họ có thể đạt hiệu suất cao hơn trong công việc. Nhân viên sẽ được đào tạo dưới các hình thức sau: đào tạo trong công việc, đào tạo tập trung, đào tạo bên ngoài. Do hiện nay công ty có phong trào đào tạo riêng nên công ty có thể linh hoạt hơn trong vấn đề đào tạo mà không phải tốn nhiều chi phí đào tạo, có nghĩa là công ty có thể khắc phục những thiếu kém của nhân viên trong quá trình làm việc trong khoảng thời gian nhanh nhất và bổ sung một cách nhanh nhất sự thiếu hụt về nhân lực cho các phòng ban. Đây chính là một trong những điểm mạnh mà công ty đang có, thêm vào đó sự nhiệt tình và chính sách khuyến khích những đóng góp những đổi mới trong công việc của ban lãnh đạo công ty đã tạo cho công ty một đội ngũ nhân viên năng động trong công việc và có thể thích ứng với những dự án thay đổi của công ty.
Ngoài ra công ty còn có những chính sách khen thưởng để động viên nhân viên làm việc nhiệt tình hơn, khuyến khích làm việc theo đội nhóm nhằm để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân trong công ty, giữa các cá nhân với nhau, như những phong trào bàn tay sạch, dụng cụ sạch, đúng thời gian - trọng lượng - đủ nhiệt độ, tổ chức những trò chơi mang tính đồng đội và những bộ phận nào hay cá nhân nào được chọn sẽ được đăng hình lên tạp chí Bạn đồng hành và được ban giám đốc trao phần thưởng trong buổi lễ phát thưởng hàng năm của công ty. Những chính sách khen thưởng trên cho thấy công ty luôn động viên năng lực của công ty với những phần thưởng không những bằng vật chất mà còn cả tinh thần. Với những chính sách như trên đã tạo cho công ty một đội ngũ nhân viên năng nổ trong công việc, có trách nhiệm và một môi trường làm việc hòa đồng gắn bó nhau, quả thật đây có lẽ là một tài sản mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được.
Đánh giá môi trường nội bộ công ty:
Ø Điểm mạnh:
· VAC hoạt động trong môi trường độc quyền cung cấp suất ăn hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất.
· Công ty được sự bảo trợ của hãng hàng không Việt Nam và sự liên kết chặt chẽ giữa các cổ đông cung cấp cho công ty một số khách hàng cơ bản.
· Công ty về đạt thống chất lượng ISO 9001 và gần đây đã xây dựng được hệ thống chất lượng SQF, điểm mạnh trọng yếu của công ty.
· Nguồn lực tài chính khá mạnh của công ty.
· Nguyên vật liệu trong nước với mức giá thấp và chi phí lao động thấp.
· Tinh thần làm việc năng động và sự nỗ lực sáng tạo của nhân viên.
· Công ty hoạt động với những trang thiết bị mới và hiện đại nằm bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhất và chỉ mất vài phút là đến được đường băng.
· Sự trợ giúp một cách hiệu quả của hệ thống Inflair.
Ø Điểm yếu:
· VAC vẫn chưa có phòng marketing.
· Không có thông tin về các hoạt động của các Catering trong khu vực.
· Phân xưởng của công ty hoạt động chỉ với 1/3 công suất thiết kế làm cho chi phí hoạt động tăng cao.
· Vẫn còn yếu kém về cách nấu các món ăn cấp quốc tế của đội ngũ nhân viên bộ phận sản xuất.


v
PHÂN TÍCH SWOT

ĐIỂM MẠNH (STRENGHS)

ü Độc quyền kinh doanh trong nước ở thị trường cung cấp suất ăn hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất.
ü Được VietNam Airlines bảo trợ.
ü Chi phí nhân công thấp.
ü Sự nhiệt tình, năng động, ham học hỏi và sáng tạo của đội ngũ nhân viên trong công ty.
ü Hiệu quả của các chương trình huấn luyện.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESS)

ü Những thủ tục kiểm soát quy trình chưa được hoàn thiện.
ü Việc phát triển kỹ năng quản lý còn yếu kém, chưa đủ trình độ đẳng cấp quốc tế.
ü Chi phí hoạt động cao.
ü Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng tối đa yêu cầu của các khách hàng.
ü Sản phẩm chưa sẵn sàng thâm nhập vào thị trường nội địa.
ü Tình hình biến động giá cả thực phẩm trong nước làm cho giá nguyên liệu đầu vào không ổn định.


CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

ü Sự phát triển của VietNam Airlines.
ü Tình hình tiêu thụ những món ăn Việt Nam trong những năm tới của các hãng hàng không sẽ tăng cao.
ü Nguyên liệu nhập khẩu của công ty không bị đánh thuế.
ü Lợi nhuận của ngành cung cấp thức ăn hàng không.
ü Những chuyến bay đường dài sẽ gia tăng trong những năm tới.
ü Sàn phẩm của công ty có thể cung cấp ra thị trường trong nước.
ü Sự gia tăng của những chuyến bay thuê.


ĐE DỌA (THREATS)

ü Khả năng có thêm một Catering tại sân bay Tân Sơn Nhất.
ü Sự gia tăng quy mô cung cấp suất ăn của các Catering ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
III. Hình thành chiến lược cho công ty VietNam Air Caterers:
Dựa trên cơ sở phân tích SWOT bằng cách kết hợp như sau:
ü S:
- Độc quyền cung cấp trong nước.
- Được sự bảo trợ của hãng hàng không Việt Nam.
- Chi phí nhân công thấp.
- Đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình.
ü W:
- Những thủ tục kiểm soát quy trình chưa được thực hiện.
- Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
ü O:
- Sự phát triển của VietNam Airlines.
- Tình hình tiêu thụ những món ăn Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng cao.
ü T:
- Khả năng sẽ có thêm một Catering tại sân bay Tân Sơn Nhất.
- Sự gia tăng quy mô của các Catering khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ta tìm được chiến lược cho công ty là: “Tập trung – Dẫn đầu về chi phí và chất lượng phục vụ”.

v Cơ sở hình thành chiến lược:
Chiến lược được xây dựng dựa vào sự kết hợp như trên vì những lý do sau:
· Trước hết VAC là một công ty mới được thành lập nên trong vấn đề cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đáp ứng thật tốt yêu cầu của các hãng hàng không về những tiêu chuẩn chất lượng của các suất ăn như: vị ngọt của thức ăn và mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm thì so với các Catering khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia,… VAC còn kém họ nhiều, thêm vào đó uy tín và danh tiếng của các Catering này đã được công nhận trên thị trường cung cấp suất ăn hàng không quốc tế vì đây là những Catering đã hoạt động lâu năm. Do đó công ty chỉ có thể tận dụng điểm mạnh hiện có của mình là có được chi phí nhân công thấp, đội ngũ nhân viên năng nỗ, thiết bị công nghệ khá hiện đại cùng với việc khai thác triệt để khả năng độc quyền của mình và sự hậu thuẫn của hãng hàng không Việt Nam để cạnh tranh với các Catering khu vực về giá và chất lượng (giao hàng đúng thời điểm, đánh giá các khiếu nại của khách hàng và giải quyết khắc phục những vấn đề không làm hài lòng khách hàng nhằm duy trì và nâng cao lòng tin của khách hàng đối với công ty) và nâng cao khả năng thương lượng với khách hàng về giá.
· Thứ hai là với chiến lược chi phí thấp và chất lượng phục vụ cao đòi hỏi công ty phải có một hệ thống kiểm soát chi phí thật tốt vì hiện tại công suất hoạt động của công ty dưới 1/3 công suất thiết kế đã tạo ra khoản chi phí cố định khá lớn hàng năm, và một quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ để khắc phục tốt nhất những phàn nàn của khách hàng. Vấn đề này đưa đến một việc tất yếu là công ty phải hoàn thiện hệ thống chất lượng ISO 9001, ứng dụng phần mềm Inflair vào trong quá trình sản xuất và HACCP vì những hệ thống này càng hoàn thiện sẽ giúp công ty kiểm soát tối ưu vấn đề về chi phí, cải tiến chất lượng phục vụ. Và đây cũng là xu hướng chung của tất cả công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp suất ăn hàng không.
· Cuối cùng, vấn đề ra đời thêm một Catering tại sân bay Tân Sơn Nhất tuy trong một khoảng thời gian 7 – 10 năm tới nhưng khi thực hiện chiến lược này công ty sẽ có một lượng khách hàng trung thành, và với những lợi thế về chi phí cùng với kinh nghiệm qua nhiều năm hoạt động, công ty có thể tạo được một rào cản thâm nhập khá lớn, vì thế công ty sẽ giảm được áp lực từ Catering này cũng như công ty có thể tránh được sự ra đời thêm một Catering tại sân bay Tân Sơn Nhất.

No comments:

Post a Comment